Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Samsung Electronics bổ nhiệm Chủ tịch mới sau khi Chủ tịch cũ bị bắt vì phá hoại công đoàn

Samsung Electronics bổ nhiệm Chủ tịch mới sau khi Chủ tịch cũ bị bắt vì phá hoại công đoàn - Ảnh 1.

Ông Bahk Jae Wan. Ảnh: Reuters

Hôm 21/2, Samsung Electronics Biên dịch thông báo cựu Bộ trưởng Tài chính Bahk Jae Wan sẽ thay thế ông Lee Sang Hoon, người  đi tù  hồi cuối năm 2019 vì phá hoại hoạt động công đoàn, làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Quyết định bổ nhiệm có hiệu lực ngay lập tức trong bối cảnh người thừa kế tập đoàn, ông Lee Jae Yong và các cựu giám đốc khác đối mặt với phiên xét xử vì dính líu tới bê bối tham nhũng liên quan đến Tổng thống bị phế truất Park Geun Hye.

Samsung cho biết ông Bahk, 65 tuổi, có vai trò Giám đốc không điều hành tại công ty từ tháng 3/2016 và có hiểu biết sâu rộng về công ty cũng như Ban quản trị. Ông Bahk có kinh nghiệm phong phú về quản trị và được kỳ vọng sẽ dẫn dắt các quyết định chiến lược của Ban quản trị.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Samsung không tham gia vào các hoạt động kinh doanh hàng ngày mà có mặt trong các cuộc họp để đánh giá, phê chuẩn quyết định kinh doanh lớn, trong đó có kế hoạch đầu tư. Samsung dự định tổ chức cuộc họp chung thường niên vào ngày 18/3.

Binh lực địch lên đến 10 vạn, "đại chiến" ở Idlib không dễ thắng: Nga-Syria chỉ có thể giằng co với Thổ Nhĩ Kỳ?

Lực lượng Syria có khả năng chiếm lại Idlib nhưng quá trình sẽ không đơn giản, trong khi đó có khả năng vấn đề Libya sẽ trở thành một quân bài thương lượng trong các cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga , giới phân tích nhận định.

Cán cân lực lượng ở Idlib

"Chính phủ Syria có đủ lực lượng quân sự trong dài hạn để chiếm lại Idlib với sự giúp đỡ của các đồng minh - Nga và Iran", Mark Sleboda, nhà phân tích an ninh và các vấn đề quốc tế của Mỹ cho biết.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, Damascus có thể mất đến vài năm để hoàn thành nhiệm vụ này. Lãnh thổ Idlib hiện tại bị kiểm soát hơn 90% bởi nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS), bao gồm cả các khu vực xung quanh tỉnh Biên dịch Latakia.

Mô tả cán cân quyền lực ở tỉnh Idlib, chuyên gia Sleboda đã liệt kê ra không chỉ có Hayat Tahrir al-Sham và các nhóm phụ thuộc, sự hiện diện của đảng Hồi giáo Turkistan và Hurras al-Din cũng được coi là các thế lực đáng gờm, với ít nhất 50.000 chiến binh thánh chiến dưới quyền.

Bên cạnh các lực lượng này, còn có một đội ngũ chiến binh quy mô lớn do Thổ Nhĩ Kỳ mang đến, được gọi là Mặt trận Giải phóng Quốc gia (Jabhat al-Wataniya Lil-Tahrir) và Quân đội Quốc gia Syria (SNA) để bảo vệ Idlib chống lại quân Chính phủ Syria.

Hai đội hình này bao gồm tàn dư của các nhóm thánh chiến khác nhau hoạt động từ năm 2011 với số lượng lên khoảng 50.000 đến 80.000 chiến binh vũ trang, chủ yếu hoạt động ở khu vực hành lang Jarabulus và Afrin, nơi đang bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng trực tiếp.

"Hơn cả, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi khoảng 9.500 binh sĩ và khoảng 1.500 xe quân sự bao gồm xe tăng, pháo binh, xe bọc thép đến Idlib", chuyên gia Sleboda chỉ ra. "Vì vậy, ngay lúc này có một lực lượng khoảng 100.000 chiến binh ở Idlib đang chống lại sự tiến công của quân đội Syria".

Mặc dù Damascus và đồng minh có thể chiếm lại khu vực này, nhưng đây sẽ là một cuộc chiến khó khăn và có thể mất nhiều thời gian để thực hiện, thậm chí là phải trả giá lớn, nhà phân tích người Mỹ đánh giá.

Trong khi đó, Chính phủ Syria đã hoàn thành một trong những mục tiêu chính của mình là bảo đảm thông suốt đường cao tốc M5 dài 450 km xuyên qua đất nước từ Bắc xuống Nam, từ Aleppo đến Damascus và trên biên giới với Jordan.

Theo chuyên gia Sleboda, bước quan trọng thứ hai sẽ là đưa đường cao tốc M4 nối ra M5 ở Idlib và đến tỉnh Latakia, được hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Damascus.

Ông nhấn mạnh rằng theo thỏa thuận Sochi giữa Nga-Thổ vào năm 2018, M4 và M5 đáng lẽ phải được mở cửa giao thông và những kẻ khủng bố phải giải giáp vũ khí hạng nặng. Tuy nhiên, những mục tiêu này đã không đạt được cho đến nay.

Xung đột Libya và Syria đan xen

Binh lực địch lên đến 10 vạn, đại chiến ở Idlib không dễ thắng: Nga-Syria chỉ có thể giằng co với Thổ Nhĩ Kỳ? - Ảnh 2.

Xung đột ở Idlib sẽ ở thế giằng co.



Cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và quân đội Syria ở Idlib cùng với sự tham gia của Ankara ở Libya được đánh giá là có quan hệ mật thiết với nhau.

"Rõ ràng, có một mối liên hệ giữa hai cuộc xung đột", Sleboda nói. "Ở thời điểm đầu cuộc chiến, các chiến binh và vũ khí đã được Thổ Nhĩ Kỳ gửi từ Idlib tới các khu vực khác của Syria. Còn lúc này, dòng chảy đang theo hướng ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ đang gửi một số lực lượng ủy quyền từ Syria đến Libya".

Ankara phải đối mặt với những khó khăn cụ thể ở Libya vì họ là quốc gia duy nhất hỗ trợ cho Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) ở Tripoli bên cạnh Qatar.

Trong khi đó, Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar lãnh đạo lại được sự ủng hộ của nhiều lực lượng, từ Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ai Cập, Pháp và thậm chí có thể là Ý và Nga, trong cuộc tiến công về Tripoli.

Đã có giả định cho rằng, vấn đề Libya sẽ được Nga sử dụng để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ nhượng bộ liên quan đến Syria và đặc biệt là Idlib.

"Trong trường hợp này, tham vọng địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, Iraq và các nơi khác trở nên mâu thuẫn với mối quan hệ kinh tế tốt đẹp với Nga", nhà phân tích Sleboda nhấn mạnh.

"Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng đã không tuân theo các điều khoản của thỏa thuận Sochi. Nga đã kiên nhẫn một cách khó tin đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cũng đã bắt đầu cứng rắn hơn khi Tổng thống Erdogan thể hiện thái độ đối đầu".

Sleboda suy đoán rằng mối quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục xấu đi nhưng họ "sẽ cố gắng tránh một cuộc xung đột quân sự trực tiếp".

"Tôi tin rằng một cuộc xung đột ở thế giằng co sẽ là những gì xảy ra ở Idlib. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sử dụng lực lượng quân sự và các lực lượng hậu thuẫn để tạo ra một đường kiểm soát mới ở Idlib, sẽ được thi hành mạnh mẽ hơn và tìm cách ngăn chặn Chính phủ Syria và Nga tiến xa hơn", ông cho hay.

Ông nhấn mạnh rằng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ tính toán khôn ngoan, họ sẽ không tìm cách nhắm vào đường cao tốc M4, nơi chắc chắn quân đội Syria sẽ tập trung đánh chiếm.

Trong kịch bản xung đột giằng co có thể xảy ra này, sẽ có các sự cố va chạm tương tự như lần pháo kích nhằm vào binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trước đây, tuy nhiên Ankara và Moscow sẽ tránh giao chiến trực tiếp với nhau trên chiến trường.

"Có khả năng cao là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho các nhóm cực đoan giải tán để gia nhập vào lực lượng phiến quân mà nước này hậu thuẫn. Sau đó họ sẽ tuyên bố với Nga rằng không còn bất kỳ kẻ cực đoan nào ở Idlib", nhà phân tích Sleboda nhấn mạnh. "Các nhóm thánh chiến khó tính như Jaish al-Islam đã làm như vậy".

Microsoft công bố 3 tính năng mới hấp dẫn sắp xuất hiện trên ứng dụng Office mới

Dựa trên những phản hồi từ người dùng phiên bản beta trước đây, Microsoft đã thực hiện nhiều cải tiến trong phiên bản chính thức đầu tiên của ứng dụng Office mới. Một vài cải tiến trong số đó bao gồm khả năng hỗ trợ các dịch vụ lưu trữ bên thứ ba như Box, Dropbox, Google Drive, và iCloud; hỗ trợ template để giúp bạn tạo các tài liệu, bảng tính, và bài thuyết trình mới; cùng nhiều cải tiến về mặt hiệu năng tổng thể.

Cùng với công bố này, Microsoft còn "nhá hàng" 3 tính năng mới toanh sẽ sớm xuất hiện trên ứng dụng Office trong thời gian tới.

Biến giọng nói thành từ ngữ

Microsoft công bố 3 tính năng mới hấp dẫn sắp xuất hiện trên ứng dụng Office mới - Ảnh 1.

Word sẽ chuyển giọng nói của bạn thành từ ngữ, và sử dụng các câu lệnh giọng nói cùng các thanh công cụ đơn giản để dễ dàng áp dụng định dạng và các loại dấu câu phù hợp theo đúng nhu cầu của người dùng.

Chế độ xem theo thẻ trong Excel

Microsoft công bố 3 tính năng mới hấp dẫn sắp xuất hiện trên ứng dụng Office mới - Ảnh 2.

Cho phép người dùng xem và chỉnh sửa dữ liệu trên một hàng của một bảng tính Excel dưới dạng thẻ đơn giản và dễ hiểu. Bạn sẽ không phải kéo qua lại giữa các cột vốn kéo dài vượt quá phạm vi hiển thị của màn hình.

Soạn nội dung để PowerPoint tự động chuyển thành bài thuyết trình hoàn chỉnh

Microsoft công bố 3 tính năng mới hấp dẫn sắp xuất hiện trên ứng dụng Office mới - Ảnh 3.

Chỉ cần viết nội dung bài thuyết trình của bạn dưới dạng các gạch đầu dòng đơn giản, PowerPoint sẽ biến nó thành các slide thuyết trình hoàn chỉnh, với đầy đủ phong cách, định dạng, và các biểu tượng phù hợp với nội dung bạn đã soạn Biên dịch sẵn.

Bạn có thể tải về ứng dụng Office mới từ  Apple App Store  hoặc từ  Google Play Store .

Tham khảo: MSPowerUser

Muôn trùng khó khăn bủa vây Apple ở Trung Quốc

Muôn trùng khó khăn bủa vây Apple ở Trung Quốc
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Muôn trùng khó khăn bủa vây Apple ở Trung Quốc

22-02-2020 - 10:36 AM Tài chính quốc tế

Covid-19 đã làm tổn hại cả hoạt động sản xuất lẫn bán iPhone trên thị trường lớn thứ hai thế giới của Apple.

Không công ty Mỹ nào kiếm được nhiều tiền ở Trung Quốc như Apple. Apple đã thu về 44 tỷ USD doanh thu ở Trung Quốc trong năm tài chính 2019, chủ yếu là từ việc bán iPhone. Doanh thu này nhiều hơn mức doanh số toàn cầu của United Airlines và Nike, tương đương như Tencent, một gã khổng lồ công nghệ trong nước. Rất ít quốc gia có nhiều quyền lực để định hình vận may của Apple như Trung Quốc hiện nay.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã làm tổn hại cả hoạt động sản xuất lẫn bán iPhone trên thị trường lớn thứ hai của Apple. Nhiều người lao động nhập cư mà Apple và các đối tác sản xuất hợp đồng của hãng vẫn chưa quay trở lại làm việc. Người mua hàng thì chưa trở lại đường phố. Do đó, vào ngày 17/2, Apple đã cảnh báo các nhà đầu tư rằng họ sẽ bỏ lỡ mục tiêu doanh thu trong quý này. Cổ phiếu của công ty, sau khi tăng giá từ mùa hè năm ngoái, đã giảm gần 2% sau công bố này.

Muôn trùng khó khăn bủa vây Apple ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Tài sản Trung Quốc của Apple được xây dựng trong nửa đầu thập kỷ qua, khi doanh thu tại nước này tăng từ 2,8 tỷ USD năm 2010 lên 59 tỷ USD năm 2015. Doanh số đã giảm trong những năm tiếp theo (xem biểu đồ), nhưng vẫn đủ khiến thị trường Trung Quốc chiếm 18% tổng doanh thu của Apple trong 10 năm qua, chỉ đứng sau Mỹ.

Apple nói rằng họ đang dần mở cửa lại các cửa hàng bán lẻ của mình cũng như các cơ sở sản xuất iPhone cũng đã mở cửa trở lại, mặc dù việc này đang diễn ra chậm hơn so với dự đoán. Ngay cả khi sự bùng phát virus không quá lớn thì thập kỷ này cũng không phải những điều tốt đẹp với Apple.

Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc vốn đang bị đe dọa bởi xung đột với Mỹ về thương mại và công nghệ. Cuộc chiến thương mại cũng có thể đã làm phá hủy thương hiệu Apple. Số lượng iPhone được bán tại Trung Quốc đang giảm mạnh. Quan trọng hơn là chiến lược tăng doanh thu bằng cách bán dịch vụ theo thuê bao của Apple phức tạp hơn nhiều so với việc bán iPhone. Động cơ tăng trưởng của Apple có thể không chỉ im lìm mà còn tuyệt chủng.

Bắt đầu với chuỗi cung ứng. Apple phụ thuộc sâu sắc vào hệ sinh thái sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc. Chỉ có Trung Quốc mới có thể cung cấp lao động và cơ sở hạ tầng cần thiết để sản xuất hàng trăm nghìn thiết bị mỗi ngày, khối lượng Apple phải sản xuất trong thời gian cho ra mắt dòng điện thoại mới. Trong thời gian bùng nổ của Apple ở Trung Quốc, Foxconn - nhà sản xuất Đài Loan đã thúc đẩy việc xây dựng một khu công nghiệp mới gần Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam chỉ để hỗ trợ sản xuất iPhone. Không có nhà sản xuất nào có thể tiến gần đến quy mô đó. Chính quyền địa phương cũng đã bỏ ra 1,5 tỷ USD để giúp xây dựng nhà máy và nhà ở cho 400.000 công nhân và 10 tỷ USD cho một sân bay mới.

Sự phụ thuộc đó khiến cơ sở sản xuất của Apple bị ảnh hưởng trước cuộc xung đột kinh tế và công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Chiến dịch vận động hành lang thông minh từng giữ các sản phẩm của hãng bên ngoài chế độ thuế quan của Mỹ cho đến nay, nhưng các mối đe dọa khác bắt đầu xuất hiện.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang nghiên cứu các quy tắc mới nhằm hạn chế xuất khẩu linh kiện kỹ thuật sang Trung Quốc. Những rào cản như vậy có thể làm tê liệt việc sản xuất sản phẩm Apple ở nước này. Họ cũng chưa tìm được nơi nào khác để đến. Thêm nữa, nỗ lực thành lập một cơ sở sản xuất ở Brazil đã thất bại. Các hoạt động của Ấn Độ đã tỏ ra hiệu quả hơn, nhưng vẫn còn ở quy mô nhỏ. Sự ràng buộc giữa Apple với Trung Quốc và virus thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.

Muôn trùng khó khăn bủa vây Apple ở Trung Quốc - Ảnh 2.

Doanh số bán sản phẩm cốt lõi của Apple là iPhone cũng đang suy yếu tại Trung Quốc. Theo công ty nghiên cứu Canalys, doanh số iPhone tại Trung Quốc đã giảm 21% trong năm 2019, xuống còn 27,5 triệu ngay cả sau khi giảm giá, một chiến thuật mà Apple hiếm khi sử dụng.

Bán ít điện thoại hơn có nghĩa là Apple không chỉ mất doanh số mà còn làm mất doanh thu trong tương lai. Các dịch vụ đi kèm như mua hàng tại cửa hàng ứng dụng và Apple Music, hay các thiết bị đeo như AirPods và đồng hồ được thiết kế để tích hợp với thiết bị cũng chịu ảnh hưởng chung với doanh số iPhone. Mặc dù Apple vẫn có rất nhiều người dùng iPhone Trung Quốc, nhưng doanh số sụt giảm đã đặt giới hạn cho doanh thu trong tương lai.

Kết quả quý mới nhất của Apple, vào ngày 28/1 (trước khi dịch bùng phát rõ ràng), cho thấy doanh số iPhone trên toàn thế giới tăng trở lại sau một hiệu suất đáng thất vọng vào năm trước. Apple nói rằng "về cơ bản sự gián đoạn đối với hoạt động kinh doanh của chúng tôi chỉ là tạm thời". Doanh thu tăng 9% lên 91,8 tỷ USD. Doanh số phụ kiện và dịch vụ xung quanh iPhone cũng tăng theo. CEO Tim Cook cho biết Apple đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng hai chữ số từ việc bán iPhone, dịch vụ và thiết bị đeo ở Trung Quốc đại lục. Mặc dù một số loại sản phẩm cụ thể tăng nhanh, doanh số chung ở Trung Quốc chỉ tăng 3% trong quý, chậm hơn bất cứ nước nào ngoài Nhật Bản, nơi hiện doanh số đang giảm.

Cũng có một tia sáng ở Trung Quốc. Đó là iPhone 5G, với khả năng kết nối nhanh hơn nhiều và được cho là sẽ được bán ra vào cuối năm 2020. Nhưng liệu nó có giúp tăng doanh số bán hàng? Những gì một chiếc iPhone 5G sẽ mang cho những khách hàng Trung Quốc là chưa rõ ràng. Người tiêu dùng Trung Quốc tại các thành phố lớn đã quen với các kết nối điện thoại di động chất lượng cao. Người ta có thể thấy toàn bộ chuyến tàu điện ngầm được phát trực tuyến video độ phân giải cao khi di chuyển, điều mà ít mạng lưới của Mỹ hay châu Âu có thể xử lý được. Điện thoại được sản xuất bởi Huawei, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, tốt hoặc tốt hơn bất cứ thứ gì Apple cung cấp.

Ngay cả sự thành công của iPhone 5G cũng chỉ là một cứu cánh tạm thời. Khi hệ sinh thái công nghệ Mỹ và Trung Quốc bị "nghiền nát", Apple sẽ càng khó khăn hơn khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc cũng như điều hành chuỗi cung ứng Trung Quốc một cách hiệu quả. Việc Apple là công ty lớn đầu tiên của Mỹ đưa ra dự báo sửa đổi do virus cho thấy công ty đang phụ thuộc vào Trung Quốc như thế nào, dù là cung và cầu. Cơ hội ở các nước khác có thể bù đắp cho một số doanh thu bị mất nhưng chắc chắn Apple sẽ gần như không thể tìm thấy một động cơ tăng trưởng mới khá mạnh mẽ như Trung Quốc.

Theo Mai Lâm

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên

Mới ra mắt 1 tháng, Vsmart Active 3 đã có giá mới tốt hơn, smartphone Trung Quốc biết sống sao?

Mặc dù mới chỉ ra mắt được hơn 1 tháng, tuy nhiên, chiếc Vsmart Active 3 mới của tập đoàn Vingroup đã được điều chỉnh giá bán mới. Với mức giá giảm khá nhiều, Active 3 tiếp tục trở thành đối thủ cực kỳ đáng gờm của các mẫu smartphone tới từ Trung Quốc sau sự thành công của chiếc Vsmart Live..

Mới ra mắt 1 tháng, Vsmart Active 3 đã có giá mới tốt hơn, smartphone Trung Quốc biết sống sao? - Ảnh 1.

Cụ thể, tại thời điểm ra mắt, Vsmart Active 3 có mức giá niêm yết là 4.49 triệu đồng cho phiên bản 4GB RAM và 4.99 triệu đồng cho phiên bản 6GB RAM. Tuy nhiên, tới hôm nay (21/2), chỉ hơn 1 tháng sau khi ra mắt, Vsmart Active 3 đã có mức giá mới là 3.49 triệu đồng cho phiên bản 4GB RAM và 3.99 triệu đồng cho phiên bản 6GB RAM, tức là giảm hẳn 1 triệu đồng cho từng phiên bản.

Chưa hết, đấy mới chỉ là mức giá niêm yết được VinSmart điều chỉnh, tại một số đại lý bán lẻ, người dùng thậm chí còn được chiết khấu thêm vài trăm ngàn đồng, khiến mức giá của máy tiếp tục được giảm xuống chỉ còn hơn 3 triệu đồng, một mức giá được cho là không thể nào rẻ hơn đối với một chiếc smartphone tốt như Vsmart Active 3.

Mới ra mắt 1 tháng, Vsmart Active 3 đã có giá mới tốt hơn, smartphone Trung Quốc biết sống sao? - Ảnh 2.

Một số đại lý bán lẻ còn tặng thêm phiếu mua hàng 300.000đ trừ thẳng vào giá bán của máy, khiến mức giá của Vsmart Active 3 giảm chỉ còn hơn 3 triệu đồng

Vsmart Active 3 - "Best" trong tầm giá hơn 3 triệu đồng

Ở mức giá hơn 3 triệu đồng, Vsmart Active 3 trở thành chiếc điện thoại hấp dẫn nhất trong phân khúc, tiếp tục kế thừa sự thành công của Vsmart Live trước đó. Hiếm có chiếc smartphone nào trong phân khúc giá này có được những đặc điểm mà VinSmart trang bị cho sản phẩm của mình, có thể kể tới như một thiết kế tràn viền với màn hình Super AMOLED chất lượng cao cùng camera "thò thụt", kèm theo đó là cụm 3 camera với cảm biến chính 48MP (bao gồm cả một ống kính góc siêu rộng).

Mới ra mắt 1 tháng, Vsmart Active 3 đã có giá mới tốt hơn, smartphone Trung Quốc biết sống sao? - Ảnh 3.

Vsmart Active 3 có màn hình Super AMOLED tràn viền và camera selfie "thò thụt"

Mặc dù được trang bị con chip MediaTek Helio P60 không được người dùng đánh giá cao bằng các con chip tầm trung Snapdragon tới từ Qualcomm, tuy nhiên, với mức giá hơn 3 triệu đồng của Vsmart Active 3, cũng như con chip Helio P60 vẫn đủ mạnh mẽ để có thể mang tới cho người dùng một trải nghiệm mượt mà, Active 3 vẫn thu hút được nhiều người dùng từ những yếu tố khác như chúng tôi đã đề cập ở trên.

Vsmart giảm giá mạnh, smartphone Trung Quốc sẽ ra sao tại thị trường Việt Nam?

Rõ ràng với các đợt giảm giá mạnh mẽ của các mẫu smartphone ra mắt gần đây, Vsmart đang chứng tỏ rằng mình không thua kém bất kỳ thương hiệu nào, đặc biệt là các thương hiệu smartphone Trung Quốc. Cả chiếc Vsmart Joy 3 mới ra mắt gần đây lẫn Vsmart Active 3 đều đang có mức giá cực kỳ cạnh tranh, các mẫu smartphone khác tời từ Trung Quốc trong cùng tầm giá đều thua thiệt các sản phẩm của Vsmart ở một vài khía cạnh, càng khiến điện thoại Vsmart trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người dùng.

Mới ra mắt 1 tháng, Vsmart Active 3 đã có giá mới tốt hơn, smartphone Trung Quốc biết sống sao? - Ảnh 4.

Bảng so sánh cấu hình Vsmart Active 3 với các mẫu smartphone Trung Quốc khác trong cùng tầm giá

Với một sản phẩm hoàn thiện tốt cùng mức giá hời như Vsmart Active 3, không có lý do gì để người dùng chọn mua các mẫu smartphone Trung Quốc có cùng mức giá, nhưng lại thua thiệt điện thoại của Vsmart ở nhiều khía cạnh.

Trong tương lai gần, VinSmart còn muốn hướng tới phân khúc cao cấp, cùng các dòng sản phẩm hỗ trợ 5G dành riêng cho người dùng Việt. Ở thời điểm hiện tại, Vsmart Active 3 cùng các mẫu smartphone khác của VinSmart mới chỉ là những nước đi đầu tiên của Vingroup trong công cuộc "đánh bật" smartphone Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam.

Vsmart đang Biên dịch dùng chính chiêu bài của người Trung Quốc để đánh bật smartphone Trung Quốc

Beckham đích thân giữ, thương vụ TP.HCM mua Lee Nguyễn sụp đổ

Mới nhất, một lãnh đạo của CLB TP.HCM chia sẻ trên Sao Star về thương vụ hỏi mua Lee Nguyễn : "Ban lãnh đạo của Inter Miami và HLV trưởng của đội bóng không muốn Lee Nguyễn ra đi. Thậm chí, David Beckham còn Biên dịch rất thích Lee Nguyễn. Chúng tôi đã rất nỗ lực đàm phán để đưa Lee Nguyễn về Việt Nam. Đội bóng cũng đã chấp nhận chi 1 triệu USD nhưng vẫn không thể đàm phán thành công" .

Trước đó, TP.HCM từng đề nghị ký hợp đồng một năm với Lee Nguyễn nhưng tiền vệ tấn công này muốn ký hợp đồng hai năm. Dù Lee sắp bước sang tuổi 34, TP.HCM vẫn đồng ý đề nghị này đồng thời đưa ra mức lương 800.000 USD/2 năm (hiện Lee Nguyễn có hợp đồng một năm với Inter Miami, nhận lương tổng 525.000 USD).

Lee Nguyễn muốn mức lương 1 triệu USD/2 năm và cho tới hiện tại, TP.HCM cũng đã đồng ý nốt điều kiện này. Nhưng ngoài ra, TP.HCM còn cần sự đồng ý của Inter Miami. Đáng tiếc, Beckham cùng CLB của anh lại muốn giữ Lee Nguyễn.

Beckham đích thân giữ Lee Nguyễn, tham vọng của TP.HCM sụp đổ - Ảnh 1.

Beckham hứng thú với phong cách của Lee Nguyễn và không muốn nhả anh về TP.HCM.

Inter Miami hiện vẫn liên tục chiêu binh mãi mã để chuẩn bị thi đấu giải Nhà nghề Mỹ 2020. Mới nhất, họ chiêu mộ thêm một tiền vệ tấn công đẳng cấp là Rodolfo Pizarro (26 tuổi người Mexico). Sắp tới, Inter Miami khả năng còn chiêu mộ được tiền vệ công 20 tuổi, Agustín Almendra người Argentina. Hiện tại, CLB Mỹ đã có 10 tiền vệ.

Với số tiền vệ đông đảo như vậy, Lee Nguyễn sẽ có áp lực cạnh tranh vị trí rất lớn. Nhưng từ sự yêu thích của Beckham dành cho anh có thể thấy Lee đang đáp ứng được yêu cầu của BLĐ và BHL về phong độ cũng như phong cách thi đấu.

Về phần mình, vị lãnh đạo giấu tên của TP.HCM cho biết chưa từ bỏ Lee Nguyễn và sẽ còn tiếp tục theo đuổi thương vụ này. Nếu tình hình của Lee ở Inter Miami không đẹp như dự tính, khả năng anh về Việt Nam vẫn khá cao.

Trì hoãn các lô hàng ở Việt Nam tới 2 tuần, coronavirus đang đe dọa Uniqlo

Trì hoãn các lô hàng ở Việt Nam tới 2 tuần, coronavirus đang đe dọa Uniqlo
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Trì hoãn các lô hàng ở Việt Nam tới 2 tuần, coronavirus đang đe dọa Uniqlo

Trì hoãn các lô hàng ở Việt Nam tới 2 tuần, coronavirus đang đe dọa Uniqlo

Tình trạng này có khả năng dẫn đến việc thiếu hàng vào tháng 3. Uniqlo đã phải hoãn việc ra mắt một số dòng sản phẩm mới.

Sự bùng phát coronavirus đang tàn phá chuỗi cung ứng hàng may mặc của Đông Nam Á, đe dọa các thương hiệu quốc tế như Uniqlo, Gap và Nike.

Các lô hàng của Uniqlo từ các nhà cung cấp Việt Nam đã bị trì hoãn khoảng hai tuần, theo một nguồn tin quen thuộc với chuỗi cung ứng của thương hiệu thời trang Nhật Bản này. Tình trạng này có khả năng dẫn đến việc thiếu hàng vào tháng 3. Uniqlo đã phải hoãn việc ra mắt một số dòng sản phẩm mới.

Các nhà cung cấp Đông Nam Á, không chỉ ở Việt Nam mà cả Campuchia và Myanmar, ngày càng trở nên quan trọng đối với các thương hiệu thời trang toàn cầu. Gần 20% các nhà máy may lõi của Uniqlo Fast Retailing là ở Việt Nam, mặc dù Trung Quốc vẫn chiếm khoảng một nửa.

Các nhà sản xuất hàng may mặc này vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất của châu Á về nguyên liệu thô. 60% nguyên liệu được sử dụng cho các sản phẩm may của Việt Nam, đến từ Trung Quốc. Sự gián đoạn vận chuyển và chuỗi cung ứng ở Trung Quốc đang tràn vào Đông Nam Á.

Trì hoãn các lô hàng ở Việt Nam tới 2 tuần, coronavirus đang đe dọa Uniqlo - Ảnh 1.

Một số nhà máy ở Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi việc thiếu nguyên liệu nguyên liệu. Công ty may 10, một nhà cung cấp cho các thương hiệu như GAP và Tommy Hilfiger - nhập khẩu 50% nguyên liệu thô từ Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng vào tháng 3 và tháng 4. Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3, sản xuất cho Uniqlo, chỉ có đủ nguyên liệu để sản xuất cho đến tháng 3.

Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế trong việc cung ứng nguyên liệu, ngay cả khi các thương hiệu đa dạng hóa cơ sở sản xuất của họ. "Việt Nam có thể tự sản xuất hàng dệt may và có thể duy trì mức sản xuất nhất định, nhưng tác động có thể sẽ lớn hơn ở các quốc gia như Campuchia - phụ thuộc nhiều hơn vào sản xuất hàng dệt may của Trung Quốc", nguồn tin quen thuộc với Uniqlo cho biết.

Ông nói thêm rằng thủ tục hải quan bị trì hoãn, trong khi các nhà máy ở Trung Quốc đang hoạt động chậm chạp do thiếu nhân viên. Họ bị hạn chế đi lại.

Uniqlo, trong khi đó, đã thông báo trên trang web Nhật Bản rằng "có sự chậm trễ trong sản xuất và hậu cần do coronavirus". Công ty đã trì hoãn việc ra mắt một số sản phẩm, bao gồm áo khoác Uniqlo U cho bộ sưu tập Xuân-Hè, dự kiến ​​sẽ được bán từ 21/2, hiện đã được đẩy lùi đến đầu tháng 3.

"Nếu có thêm sự chậm trễ trong việc mở lại [các nhà máy Trung Quốc], tác động có thể sẽ còn lớn hơn nữa", người phát ngôn của công ty chủ sở hữu Uniqlo, Fast Retailing cho biết, công ty đang "theo dõi chặt chẽ" tình hình.

Hoàng An

Theo Trí thức trẻ/Nikkei Asian Review

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên